Cánh Đồng Bất Tận: Những Dư Âm Khắc Khoải Và Vết Thương Tâm Hồn Không Bao Giờ Khép Miệng
Cánh Đồng Bất Tận là tựa đề của tập truyện ngắn đưa danh tiếng của nữ nhà văn Nguyễn Ngọc Tư vươn tầm quốc tế. Tuy nhiên, nó không chỉ đơn thuần là tên gọi của một tác phẩm, mà còn là hình ảnh biểu tượng, ẩn chứa ý nghĩa sâu xa trong lòng người đọc.
Khi nhắc đến “cánh đồng”, người ta thường liên tưởng đến những cánh đồng lúa xanh rì, bát ngát, và chúng thường được dùng để tượng trưng cho sự tự do, không gian rộng mở nơi con người ta có thể thả hồn theo mây gió, tìm lại bình yên. Nhưng dưới ngòi bút của Nguyễn Ngọc Tư, cánh đồng bất tận ấy lại mang một màu sắc hoàn toàn khác. Hình ảnh cánh đồng trong truyện được nữ nhà văn dùng để đại diện cho sự vô tận của nỗi đau, sự tan vỡ và mất mát mà các nhân vật phải đối mặt. Nó là nơi bắt đầu và kết thúc của những mảnh đời đầy bi kịch, nơi mà dù họ có cố gắng thế nào, cũng không thể tìm thấy lối ra.
Cánh Đồng Bất Tận là một tập truyện gồm nhiều truyện ngắn, nhưng trung tâm và nổi bật nhất vẫn là truyện ngắn cùng tên, kể về cuộc đời đầy bi kịch của một gia đình nông dân miền Tây Nam Bộ. Ngay từ tiêu đề của tập truyện ngắn, Nguyễn Ngọc Tư đã khéo léo lồng ghép ý nghĩa mà mình muốn truyền tải. Cụm từ “cánh đồng bất tận” không chỉ đơn thuần là một hình ảnh miêu tả không gian rộng lớn của vùng đất Nam Bộ, mà còn là một biểu tượng sâu sắc về nỗi đau, nỗi buồn, về những mâu thuẫn và lạc lõng mà các nhân vật chính trong câu chuyện phải đối mặt. Đối với họ, cuộc sống giống như một cánh đồng vô tận, tưởng chừng như không còn lối thoát, không có hy vọng. Qua đó, Nguyễn Ngọc Tư đã thành công trong việc sử dụng hình ảnh cánh đồng như một biểu tượng để phản ánh sự tuyệt vọng, lạc lõng cô đơn trên chặng hành trình tìm kiếm bản thân của các nhân vật trong một thế giới vô định, tắt lịm ánh sáng.

Tâm lý của cô là một sự pha trộn đầy phức tạp giữa tình yêu và nỗi đau. Dưới cương vị là một người con thiếu vắng tình yêu thương, cô vẫn luôn mong chờ mòn mỏi tình yêu của người mẹ. Nhưng đồng thời, sự ám ảnh về quá khứ đau thương đã khiến cô né tránh những ký ức cũ, những đau khổ của cha, và lý do dẫn đến cuộc sống bấp bênh hiện tại. Sự đối chọi này đã tạo nên một nỗi buồn sâu thẳm trong lòng Nương và cả Điềm, phản ánh những đau đớn và tổn thương mà cả hai phải gánh chịu, khi không tìm thấy sự an ủi từ cha mẹ.
Chính sự kiện năm đó đã để lại một vết hằn lớn trên trái tim của cả Nương, lẫn người cha của cô. Không thể chấp nhận được sự thật khi bị người vợ mình hết mực yêu thương phản bội, ông đã quyết định rời khỏi quê hương của mình, sống đời mục đồng đến hết quãng đời còn lại.
“Cha vẫn thường đánh chị em tôi, thường đánh khi vừa ngủ dậy. Đó là khi người ta thấy hoang hoải, chán chường, sau một giấc dài, mở mắt ra, vẫn gió đìu hiu, vẫn nắng võ vàng trên những cánh đồng hoang lạnh… Hay tại tôi càng lớn càng giống má. Những thói quen, những gì liên quan đến má tôi phủi gần sạch rồi, nhưng tôi làm sao có thể từ bỏ hình hài này… Tôi đành để cha đánh để ông bớt đau chút lòng. Sau này chị em tôi không day dứt chi cho mệt, vì hiểu thấu ra mình bị đòn chỉ vì là con của má.”
Tựa như một sẹo mãi chẳng thể xóa nhòa, dẫu có đến với nhiều người phụ nữ khác, thế nhưng cha của Nương vẫn mãi không thể quên đi hình bóng người vợ năm xưa của mình. Ông chọn cách trốn tránh khỏi nỗi đau, và chính hành động đánh đập Nương mỗi sáng thức dậy là minh chứng cho điều đó. Ông vẫn chưa thể vượt qua nỗi đau từ quá khứ, và ông quyết định tiếp tục làm nỗi đau ấy thêm dai dẳng, đến mức Nương và Điền đều nhận ra, họ bị đánh không phải là do họ đã làm gì sai, đã mắc lỗi, mà chỉ đơn giản vì họ là conTruyện ngắn Cánh Đồng Bất Tận được viết theo góc nhìn và lời kể của Nương, vậy nên những khía cạnh tâm lý của cô cũng được nữ nhà văn vô cùng trau chuốt. Ngay từ những câu văn đầu tiên, tâm lý của Nương đã luôn thể hiện một sự mâu thuẫn sâu sắc và vô cùng phức tạp. Cô và cả Điềm vẫn luôn sống trong sự khao khát tình thương bởi thiếu vắng tình cảm của mẹ từ khi còn nhỏ, và sự vô tâm của cha.
“Những chiều ghé chúng tôi đi ngang qua những người đàn bà ngồi giặt giũ dưới bến sông, tôi hay hỏi lòng, có phải tôi vừa ngang qua má đó không. Tôi cố giữ trong lòng hình ảnh má nhưng rồi ngày càng tuyệt vọng khi thấy nhạt nhòa dần, cứ nghĩ mai này gặp lại má không nhận ra nhau, lòng nghe buồn thật buồn.”
Nương luôn có một khát khao mãnh liệt được gặp lại mẹ, và được cảm nhận thứ tình cảm được người đời hay gọi với cái tên thiêng liêng: tình mẫu tử. Thẳm sâu trong tâm trí, cô vẫn luôn nhớ tới người mẹ của mình. Tuy đã lâu không gặp, nhưng trong lòng cô vẫn đau đáu một nỗi sợ hãi khi nghĩ đến ngày hội ngộ của hai mẹ con, khi mà chỉ có cô là người mong nhớ, còn người mẹ thì dường như đã sớm quên đi quá khứ mà bước tiếp cuộc sống của bà. Tựa như tình cảm giữa họ đã dần bị lãng quên theo thời gian, và nỗi buồn này khiến Nương càng thêm đau khổ. Ngoài ra, bên cạnh sự dằn vặt giữa khát khao mãnh liệt được gặp mẹ, thì trong lòng cô vẫn luôn tồn đọng sự ám ảnh và nỗi đau khôn nguôi từ quá khứ.
“Suốt nhiều năm sau đó, tôi không dám nhớ má, bởi ngay vừa khi nghĩ đến má, lập tức hình ảnh ấy hiện ra. Theo đó là rực rỡ trên da thịt màu vải má tôi vừa đổi được (không phải bằng tiền hay lúa). Mà đáng lẽ phải nhớ tới khúc má nằm võng hát đưa mình ngủ ấy, hay đoạn mà ngồi giặt áo bên hè, hay má cúi đầu giữa vần khói mơ màng thổi lửa bếp un.”
Nương đã cảm thấy vô cùng tự trách, cô không thể nhớ về những khoảnh khắc khi mà mẹ cô xuất hiện với hình ảnh dịu dàng trong từng lời ru, hay với những hành động chăm lo cho gia đình mà cô lại cứ mãi ám ảnh về “hình ảnh ấy”. Khung cảnh ấy đã ghi tạc vào trái tim cô, vĩnh viễn không thế xóa nhòa. Đó là một phép ẩn dụ, tượng trưng cho sự tổn thương của Nương, và cũng là nguồn cơn gốc rễ của nỗi đau mà chính cô, và cả gia đình Nương đang phải trải qua. Tựa như một vết thương vẫn chưa khép miệng, và đó chính là lý do khiến cô “không dám” nhớ về mẹ.
của mẹ, mang trong mình thấp thoáng bóng hình khiến ông liên tưởng tới người vợ của mình, và chỉ có thế.
“Cha giống như đồ vật bằng gốm vừa qua cơn lửa, vẫn hình dáng ấy nhưng đã rạn nứt, nên chúng tôi chỉ dám đứng xa mà nhìn, mủ mỉ nâng niu, nếu không thì vỡ mất.”
Rong ruổi suốt các con kênh, chưa bao giờ họ có ý định dừng chân ở đâu quá lâu. Và hẳn trong họ cũng đã cảm thấy vô cùng chán nản, luôn ấp ôm một tia hi vọng nhỏ nhoi về một cuộc sống bình thường, có một gia đình trọn vẹn. Mong ước này đã được Nguyễn Ngọc Tư thể hiện vô cùng khéo léo vào đêm mà lòng Nương ngổn ngang tâm sự:
“Hai nhớ trường học quá à cưng… tôi đã ngưng nhớ nó từ khi sống cuộc sống trên đồng, nhưng đêm nay, sao tôi lại nghĩ đến, đã chuyện kiếm tiền để chữa mắt cho Điềm. Đêm nay tôi sao thế này? Vì nhìn thấy niềm hi vọng ư?
Trong tâm trí cô, “chị chủ nhà” xuất hiện như biểu tượng của tình mẫu tử, dẫu cho rằng chị không phải người mẹ mà cô hằng mong mỏi. Hai chị em Nương đã cố gắng tạo cơ hội để chị gần gũi với cha, với một niềm tin mong manh rằng chính bà sẽ có thể mang lại hơi ấm của của một gia đình, sưởi ấm lấy con tim đầy sẹo của cha, với khao khát được sống một cuộc đời yên ổn, nơi Nương có thể được đi học, được sống trong tình yêu thương, đùm bọc giữa xóm làng, gia đình, bè bạn. Tuy nhiên, thực tại tàn nhẫn đã nhanh chóng bóp nghẹt giấc mơ ấy, bởi người cha đã lựa chọn bỏ chị lại, và tiếp tục hành trình vô định…
Sống đời mục đồng, chúng tôi buộc mình đừng yêu thương, quyến luyến bất cứ ai để khỏi ngậm ngùi, để lòng dửng dưng khi cuốn lều, nhổ sào đi sang cánh đồng khác, dòng kinh khác. Chúng tôi vô định hơn bất cứ người nuôi vịt chạy đồng nào. Vì những cuộc tình của cha tôi, ngày càng ngắn ngủi.”
Để rồi sau cùng, độc giả không còn được thấy tia hy vọng sáng lên trong mắt Nương nữa. Đôi mắt ấy giờ đây đã hằn sâu những u tối, phiền muộn của cuộc đời.
“Sống thì khó chứ chết sao mà dễ.
Tôi đứng nhìn, tiếc rẻ, ủa, cái người nằm sõng soài kia sao không phải là chúng tôi?”
Chỉ với một vài dòng ngắn ngủi, Nguyễn Ngọc Tư đã thành công phơi bày tâm trạng chán chường, mỏi mệt của nhân vật trước cuộc sống đầy rẫy tổn thương. Câu nói ấy là sự gói gọn của một nỗi đau âm ỉ, một nội tâm vỡ tan sau những tháng ngày sống trong sự bấp bênh và thiếu vắng tình thương. Đối với Nương, cái chết, vốn thường được xem là điều đáng sợ, giờ đây lại trở thành một lối thoát nhẹ nhàng, dễ dàng hơn khi so với việc tiếp tục chịu đựng những bi kịch mà cô đang phải chịu đựng.
Và có vẻ cô đã đúng, khi Nương không chỉ phải đối mặt với tấn bi kịch của chính bản thân mình, mà còn phải chịu những sang chấn không thể xóa nhòa từ thế hệ trước. Cảnh cô bị hãm hiếp không chỉ phơi bày ra sự bạo lực đến mức trần trụi, mà còn là một sự tái hiện cay đắng bi kịch của mẹ mình. Chỉnh bởi sự đồng nhất này đã làm nổi bật lên vòng luẩn quẩn của khổ đau và bất hạnh của những nhân vật nơi đây. Dường như họ không thể tìm thấy được lối thoát, cứ chạy mãi chạy mãi trong bóng tối vô định, giữa nỗi đau và bất hạnh.
Dẫu vậy, nhân vật người cha – dù khoác lên mình dáng vẻ cứng rắn, thậm chí đôi lúc tưởng chừng vô cảm – vẫn không thể gạt bỏ nhân tính sâu thẳm trong mình, khi bản năng làm cha bừng tỉnh trước hiểm nguy của con gái. Ông lao đến bảo vệ con dẫu biết cơ hội thành công là mong manh. Hành động ấy, chắc chắn không đủ để xóa nhòa những tổn thương mà ông đã gây ra, nhưng nó vẫn cho chúng ta biết rằng ánh sáng nhân tính vẫn leo lét trong người đàn ông đầy lỗi lầm ấy. Chi tiết ấy không hề mang ý nghĩa là sự cứu chuộc, mà là một khoảnh khắc ngắn ngủi của trách nhiệm và tình yêu thương – một biểu hiện muộn màng nhưng không kém phần chân thật.
Lật giở từng trang sách, Cánh Đồng Bất Tận mang lại cho người đọc một cảm giác lưng chừng, một nỗi buồn man mác. Bởi lẽ, tất cả những câu chuyện ngắn trong tác phẩm đều kết thúc với một cái kết mở. Dường như tác giả muốn độc giả hãy tự tưởng tượng cho mình một cái kết, hay bà đang ám chỉ rằng, những đau khổ, bất hạnh này sẽ mãi tiếp diễn? Cũng như chính tựa đề của tập truyện, Cánh Đồng Bất Tận không ngừng gợi lên trong đầu tôi hình ảnh những cuộc đời bấp bênh, vô định, bị cuốn trôi trong một khoảng không gian mênh mông, nơi con người dẫu có còn sống cũng khó lòng cảm nhận được sự trọn vẹn trong tâm hồn.
Ngoài ra, Cánh Đồng Bất Tận còn như một hồi chuông cảnh tỉnh, gửi gắm lời nhắn nhủ đến tất cả chúng ta. Tác phẩm không chỉ phơi bày những bất công, thiệt thòi, mà còn giúp ta nhận ra, thức tỉnh trước sự vô cảm và thờ ơ dường như đã trở thành một văn hóa trong xã hội hiện nay. Từ người cha khắc nghiệt đến những đứa trẻ vô tội, mỗi nhân vật đều là đại diện cho những số phận bị đè nén bởi hoàn cảnh tàn khốc, nơi con người dần bị tha hóa khi đối diện với nghịch cảnh. Thế nhưng, đằng sau bức tranh đau thương ấy vẫn ánh lên niềm tin mãnh liệt vào tình yêu thương và lòng trắc ẩn – như một tia sáng hy vọng giữa màn đêm đen tối, dẫn lối cho những ai đã và đang vùng vẫy trong vũng lầy tuyệt vọng. Tác phẩm thúc đẩy tôi phải tự vấn lại lương tâm mình, để từ đó nhận thức rõ hơn cách chúng ta đối xử với những mảnh đời bé nhỏ, những số phận tưởng chừng như đã bị xã hội lãng quên.